Quy trình nâng tầng nhà an toàn và hiệu quả
Quy trình nâng tầng nhà an toàn và hiệu quả
Với nhu cầu sử dụng thay đổi hoặc muốn tăng thêm không gian sinh hoạt, nhiều gia chủ quyết định nâng tầng nhà. Để cung cấp thêm thông tin hữu ích cho khách hàng về quy trình nâng tầng nhà an toàn, hiệu quả. Mời bạn tham khảo ngay bài viết của TRIDACO để có những thông tin trước khi bắt tay vào thực hiện.
1. Quy trình trước khi nâng tầng nhà
1.1 Kiểm tra kỹ độ chịu lực trước khi nâng tầng
Việc đầu tiên khi muốn nâng tầng nhà đó chính là kiểm tra lại hiện trạng nhà như thế nào để đưa ra quyết định có nâng tầng hay không? Bởi vì khả năng chịu lực của ngôi nhà tác động rất nhiều đến thời gian, chi phí cũng như độ chắc chắn của nhà sau khi nâng tầng.
- Chọn đơn vị thi công: Việc kiểm tra chất lượng khung nhà cần có chuyên gia hoặc kiến trúc sư chuyên nghiệp thực hiện để có thể xác định rõ nhất tình trạng của ngôi nhà. Chính vì thế bạn nên tìm cho mình công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín để đảm bảo độ an toàn cho công trình sau này. Tránh tình trạng xây dựng khi độ chịu lực không đảm bảo, nhất là khi nhà 3 tầng trở lên. Bởi vì nó rất dễ dẫn đến tình trạng nghiêng, hỏng, sụt, lún gây mất an toàn.
- Kiểm tra hệ kết cấu chịu lực: bao gồm móng nhà và khung chịu lực chính như cột, tường, vách ngăn,...các phần này phải đảm bảo khả năng chịu lực cho các tầng được nâng lên. Càng nâng nhiều tầng phần kết cấu chịu lực càng cần phải chắc chắn. Nếu những phần này không đảm bảo thì nên có biện pháp gia cố hoặc dỡ bỏ và xây phần mới.
1.2 Xin giấy phép nâng tầng từ cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã thống nhất phương án nâng thêm tầng, bạn bắt buộc phải có giấy phép sửa chữa của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản vẽ thiết kế ban đầu
- Thiết kế sửa chữa
- Giấy tờ chứng minh khác cùng phương án sửa chữa để hoàn thiện thủ tục nhanh chóng.
Ngoài ra, khi tiến hành nâng tầng nhà, bạn cần chú ý nghiêm ngặt về quy định chiều cao. Tuyệt đối không tăng thêm hoặc lùi so với bản vẽ đã được cấp phép. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để xin phép sửa nhà với bản vẽ phù hợp, tránh phát sinh những rắc rối không đáng có.
1.4 Chú ý gia cố nền và móng
Khi kết cấu nền móng không đủ khả năng chịu lực thì việc gia cố là bước vô cùng quan trọng trong quá trình sửa chữa, nhà. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc này để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên điều này là không nên, vì khi nền móng có vững chắc mới đảm bảo chất lượng công trình vững vàng và an toàn về sau. Cần có sự tính toán cẩn thận về khả năng chịu lực, rồi từ đó quy ra độ cao tối đa mà bạn có thể nâng cho phù hợp.
2. Chọn phương án nâng tầng nhà phù hợp
2.1 Chọn vật liệu giảm tải trọng cho ngôi nhà
Một điểm đặc biệt phải lưu ý khi nâng tầng nhà đó chính là bạn nên sử dụng vật liệu càng nhẹ càng tốt. Vì giúp giảm tải trọng và áp lực lên nền móng cũ mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể thảo luận với KTS để sử dụng những loại vật nhẹ như: thép tiền chế, thạch cao, tấm Cemboard, gạch chưng khí áp,....
2.2 Độ cao phải thích hợp với nền móng cũ
Độ cao của tầng được phải phù hợp với khả năng chịu lực của móng và sự cho phép của cơ quan địa phương. Lý do là bởi công trình thường có tuổi thọ thấp hơn so với ngôi nhà được xây mới hoàn toàn. Thêm vào đó, tải trọng của tầng mới đè lên có nguy cơ khiến nền móng sụt lún, bị nghiêng, thậm chí là đổ ngã. Vì vậy, cần có sự tính toán cẩn thận về khả năng chịu lực, rồi từ đó quy ra độ cao tối đa mà bạn có thể nâng cho phù hợp.