Cách xử lý lỗ thấm trần và tường trong nhà
Cách xử lý lỗ thấm trần và tường trong nhà
Tình trạng tường và trần bị thấm nước trong mùa mưa lớn và liên tục không chỉ xuất hiện ở nhà phố, chung cư mà cả ở những khu biệt thự, nhà liền kề cao cấp. Thậm chí, có công trình vừa xây mới được vài năm nhưng trần và tường đã loang lổ thấm nước, mưa lớn liên tục còn có hiện tượng dột. Vì vậy đây đang là vấn đề được mọi người quan tâm khá nhiều. Bài viết dưới đây TRIDACO muốn chia sẻ một số biên pháp khắc phục khi tường, trần nhà bị thấm nước.
1. Nguyên nhân tường, trần nhà bị thấm nước
- Về vật liệu:
Các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1 micromet = 1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) lâu ngày gây ra hiện tượng thấm.
- Về kỹ thuật:
- Từ vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống chảy xuống bên dưới, lâu ngày tường nhà bị thấm nước.
- Từ nước sàn nhà vệ sinh, bắt nguồn chủ yếu tại vị trí ống thoát nước sàn hoặc hộp kỹ thuật lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt lâu dần làm mảng tường bị thấm nước.
- Các vết rạn cổ trần thường khá to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng. Không những thế, tường bị thấm nước còn do tắc hoặc thủng đường ống nước.
Thông thường, trong quá trình thi công xây dựng công trình, các khâu trong kỹ thuật chống thấm tường, trần,... rất quan trọng. Nếu không thực hiện kỹ lưỡng đúng kỹ thuật, quy trình thi công thì rất dễ gây nên tình trạng tường, trần nhà bị thấm nước. Do đó, nên lựa chọn các đơn vị, công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong ngành khi thi công nhà ở.
2. Cách khắc phục tường nhà bị thấm nước
2.1 Tường nhà cũ qua nhiều năm sử dụng
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, nấm mốc hay bụi bẩn bằng bàn chải cứng, đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ trắng, đen.
Bước 2: Dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc do nước thấm tường lâu ngày để rửa sạch khu vực bị thấm. (Bước này rất quan trọng, nếu không làm ký có thể vi khuẩn nấm mốc quay lại nếu thời tiết ẩm ướt kéo dài)
Bước 3: Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%. Có thể ước lượng độ ẩm của tường bằng phương pháp dùng tay. Nếu bàn tay khi đặt lên tường tạo cảm giác hơi ướt hoặc ẩm, lúc này độ ẩm vượt 25%. Chỉ khi cảm nhận bàn tay chạm vào tường vẫn khô, hơi mát, nhìn vào tường bằng mắt thường thấy lớp màu tường (sau khi đã cạo sạch lớp sần sùi) hơi đục, có màu hơi váng trắng, lúc này độ ẩm tương đương hoặc thấp hơn 16%.
Bước 4: Tiến hành phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
2.2 Tường nhà mới xây
Bước 1: dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, kế đến phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm.
Bước 2: Nếu trần hoặc tường chỉ mới bị ố vàng, có thể dùng các loại sơn chống thấm tường có đặc tính khô nhanh trong vòng 1 – 2 giờ để khắc phục hiện tượng tường bị thấm nước mưa.
Bước 3: Nếu tường bị thấm ở vị trí đã được trang trí trong ngôi nhà, có thể áp dụng mẹo bằng cách dùng các loại vật liệu ốp tường như gạch, đá hoa hoặc gỗ để ốp lên chỗ tường bị thấm nước. Nếu nguyên nhân thấm nước từ dột trên mái, nên tram vết nứt từ trên máng xối bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày khoảng 1cm.
3. Xử lý chống thấm trần nhà bị dột nước mưa
Nếu trần nhà bị thấm nước trong thời gian dài gây dột thì phải cải tạo, sửa chữa lại sàn mái ở khu vực bị thấm kỹ lưỡng.
Trần nhà: Nếu mới bị ố vàng có thể dùng sơn chống thấm khô nhanh trong 1-2 giờ. Trần bị thấm nước nhiều gây dột thì xử lý nơi bị thấm, sau đó phủ bề mặt bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm, rồi trét xi măng lại.
Mái nhà: Nên trám bít, hoặc dùng tấm nhôm mỏng để che nước. Nếu các máng xối thoát nước không kịp thì thay mới máng xối lòng sâu, hoặc đục thêm lỗ thoát nước, hoặc đổ vữa xi măng trộn phụ gia chống thấm. Các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng cũng dùng cách này nhưng dày hơn.
Lưu ý: Theo kinh nghiệm chống thấm tường, trần nhà bị thấm nước mưa, Kiến Trúc Xây Dựng 5S khuyên bạn nên kết hợp sử dụng chất chống thấm và sơn ngoại thất chống thấm là tối ưu hiệu quả nhất hiện nay. Sơn chống thấm cấu tạo có một lớp màng liên kết chặt chẽ với nhau bảo vệ bề mặt tường, độ co giãn cao chịu được các tác nhân khắc nghiệt từ môi trường, kéo dài thời gian chống thấm cho công trình.Biện pháp chống thấm tường và trần nhà khá đa dạng. Ngoài các cách trên bạn cũng có thể tham khảo và lựa chọn thêm những cách khác.
Nhưng để đảm bảo kỹ thuật tốt nhất và tiết kiệm chi phí, bạn nên tìm các đơn vị chuyên nghiệp để xác định đúng nguyên nhân và đưa ra cách xử lý triệt để. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xử lý tình trạng tường trần thấm dột mùa mưa hiệu quả với ngôi nhà của bạn.