Trao đổi thông tin: Những cập nhật mới nhất về quy định an toàn vệ sinh lao động và môi trường
Trao đổi thông tin: Những cập nhật mới nhất về quy định an toàn vệ sinh lao động và môi trường
Nội dung Câu hỏi & Câu trả lời được trích dẫn trong buổi hội thảo online “Cập Nhật Mới Nhất Về Quy Định An Toàn Vệ Sinh Lao Động & Môi Trường” do BVC tổ chức ngày 19/08/2023.
Câu hỏi 1: Cho em hỏi là công việc tiếp xúc với hóa chất nhưng thời gian không liên tục và không có trong danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại thì mình có căn cứ luật nào để xác định đó là công việc nặng nhọc độc hại không ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời: Tra thông tư 03 về 50 chất độc hại, hơi khí độc mà công nhân có thể tiếp xúc ở một số ngành nghề và trong đó nó có 2 cột, đó là tiếp xúc ngắn (TVWA) và tiếp xúc toàn ca (STEL) và phần này bên đo môi trường sẽ tư vấn cho doanh nghiệp. Vẫn đo khí này nhưng nếu công nhân tiếp xúc dưới 15 phút trong khoảng 4 lần thì trong 8 tiếng làm việc của công nhân tiếp xúc dưới 1, 2 tiếng được gọi là short time thì sẽ có kết quả đánh giá khác. Nếu công nhân tiếp xúc chất độc hại, hơi khí độc hại suốt 8 tiếng thì kết quả đánh giá sẽ khác. Vậy ở tiếp xúc ngắn hạn luôn luôn sẽ cho ra ngưỡng mg/m3 cao hơn dài hạn. Đơn vị tư vấn sẽ đo cho doanh nghiệp dù là chỉ đo không liên tục.
VD: Công nhân cấp liệu sáng 15 phút họ mở bao đổ hóa chất vào bồn chỉ đo đúng 15 phút đó và đánh giá theo cột của tiếp xúc ngắn hạn nếu dưới tiêu chuẩn cho phép thì chúng ta không được gọi là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Còn nếu trên tiêu chuẩn cho phép vượt một con số thì chúng ta được gọi là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và doanh nghiệp cần phải áp dụng mọi chính sách cho công việc đó cho người công nhân.
Câu hỏi 2: Cho em hỏi theo luật có cần phân công người quản lý nhóm sơ cứu không ạ?
Trả lời: Các bạn cần hình dung đội sơ cấp cứu với người quản lý nhóm sơ cấp cứu là khác nhau.
Quản lý về sơ cấp cứu chắc chắn là cán bộ an toàn quản lý. Trong thông tư 19 về quản lý công tác vệ sinh lao động, trong đó quy định về tổ chức lực lướng cấp cứu và cán bộ an toàn sẽ quản lý nhóm đó, vậy người quản lý là bộ phận an toàn và từ bộ phận an toàn thành lập ra bộ phận y tế, có bao nhiêu công nhân thì sẽ có bao nhiêu y sĩ hoặc nếu số lượng công nhân ít doanh nghiệp có thể ký liên kết với trung tâm y tế gần nhất theo đúng thông tư 29. Mình sẽ có 2 nhóm sơ câp cứu.
Một là sơ cấp cứu chuyên nghiệp, đội này gồm 10-30 mà tất cả các bộ phận sản xuất doanh nghiệp cần phải có và khi có chuyện xảy ra thì người trong đội sơ cấp cứu chuyên nghiệp sẽ là người sơ cấp cứu tại chỗ cho công nhân của mình, người này chính là một trong số các công nhân, là công nhân được học để sơ cấp cứu
Thứ 2: Công nhân trong chương trình huấn luyện an toàn đều học sơ cấp cứu hết nhóm 1,2,3,4,5,6 đều học có kiến thức sơ lược về sơ cấp cứu nhưng họ không thuộc đội sơ cấp cứu, vậy nếu thuộc đội sơ cấp cứu phải đến trung tâm y tế hoặc mời thầy về doanh nghiệp dạy có thực hành… và có danh sách chứng nhận và quản lý nhóm đó chính là người làm công tác y tế và nếu đúng quy định thì các DN ở quy mô nào thì DN sẽ có người làm công tác y tế.
Câu hỏi 3: Cho em xin hỏi thêm là hiện tại để xác định bệnh nghề nghiệp và PPE thì mình có cần phải đơn vị có chức năng đánh giá hay người làm chuyên trách an toàn đánh giá là được ạ?
Trả lời: Khi xuất hiện các yếu tố gây bệnh trong 135 bệnh nghề nghiệp về độ ồn thì độ ồn của trong nhà máy mình liên quan đến một bệnh nghề nghiệp được gọi là điếc nghề nghiệp. Mình có QCVN24 về đo môi trường lao động liên quan với điết nghề nghiệp thì môi trường lao động đó được đo bằng dB, công nhân tiếp xúc 8 tiếng thì mất 85 dB cứ giảm xuống thời gian tiếp xúc một nửa thì dB tăng lên 3 dB. Vậy thì khi mà dưới 4 tiếng thì chúng ta có 88 dưới 2 tiếng thì chúng ta có 91… thông tin đó của QCVN24 thì cái mà chúng ta xuất hiện yếu tố ồn 100 dB , đầu tiên là có tai ở đó hay không? Và nếu có công nhân ở đó thì ở bao lâu?
Vậy nếu vô vài phút đi ra thì mình trang bị nút tai chụp tai, chống ồn cho công nhân đó, công nhân làm chỉ có 15 phút thôi thì sẽ khác hoàn toàn với một công nhân 100 dB mà ở luôn trong đó suốt 8 tiếng, trường hợp tiếp xúc ngắn hạn có thể vẫn là 100 dB nhưng không vượt tiêu chuẩn cho phép, nhưng trường hợp công nhân tiếp xúc 8 tiếng ở chỗ 100 dB là vượt tiêu chuẩn cho phép, tất cả những cái này đều phụ thuộc vào cái kết quả đo môi trường lao động quả, từ kết quả đo môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì độ ồn trên 85 dB là công nhân mình có nguy cơ bị điếc, nghề nghiệp, dù mình có trang bị nút tai, chụp tai chống ồn, dù mình có giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi thì Công nhân vẫn có nguy cơ điếc.
Nên việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các công nhân chắc chắn là có và nằm trong các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Vậy thì PPE tức là phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ là một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh. Nếu mình làm tốt thì công nhân có thể không bệnh nhưng DN làm tốt đi nữa vẫn có thể có trường hợp do công nhân không mang hay do cơ địa công nhân hay do rất nhiều lý do khác nữa, họ vẫn bệnh ( điết, bị bụi phổi,..) như thường.
Dù chúng ta có làm đầy đủ chính sách, chế độ nhưng cái nguy cơ đó vẫn tồn tại nên vẫn thuộc ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và vẫn phải có đầy đủ chính sách cho người lao động. Vậy chức năng đánh giá chuyên gia đánh giá an toàn đánh giá là được. Cán bộ an toàn, dù giỏi thì một số vấn đề về chuyên môn trong lĩnh vực an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình vẫn phải dùng tư vấn bên ngoài vì chúng ta không có chức năng, không có đủ máy móc và thậm chí không đủ chuyên môn, nên cán bộ an toàn là quản lý những kết quả đó phải có người thẩm định và chịu trách nhiệm.
Câu hỏi 4: Đối với TT29/2021/TT-BYT, Doanh nghiệp có bắt buộc phải làm hay không? Trong báo cáo quan trắc MTLĐ năm 2022 đã có phần phân loại lao động rồi thì có phải làm lại hay không? Phân loại lao động này có thực hiện chung với Quan trắc MTLĐ không hay phải tách ra riêng biệt?Cách phân loại lao động này có khác biệt gì so với phương pháp cũ hay không? Tại sao từ khi ban hành TT29 thì các đơn vị đều muốn tách biệt 2 Quan trắc MTLĐ với Phân loại lao động?
Trả lời: Đối với TT29/2021/TT-BYT, DN bắt buộc phân loại lao động thì phải làm. Giờ có 25.000 công nhân thì DN làm hết luôn 25.000 công nhân, và phân loại số Công nhân theo số nghề.
Ngoài DN bắt buộc phải có phân loại cho họ 1 2, 3, 4 5 và trong cái thông tư 29 thì 1, 2, 3 là công việc bình thường, còn 4, 5 là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thực hiện chung với quan trắc môi trường không phải tách riêng là tùy vào doanh nghiệp nếu kết hợp được thì tốt, bên tư vấn dịch vụ sẽ có làm luôn cho DN và DN xem xét lại hoặc là DN dựa vào kết quả quan trắc môi trường và tự làm cũng được.
Bất kỳ một báo cáo tư vấn nào thì đơn vị tư vấn cho các DN sẽ ký một bên, còn CEO của DN sẽ ký một bên. CEO của DN trước khi ký phải hỏi người làm công tác an toàn lao động để xem qua kết quả phân loại này đúng chưa? vì kết quả cuối cùng là CEO của DN, Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về tất cả những cái báo cáo này để nộp lên sở lao động thương binh xã hội. nên tra thông tư 11và bắt buộc phải làm theo thông tư 29.
Câu hỏi 5: Thông tin cụ thể về quy định liên quan đến kiểm định hệ thống dây cứu sinh (ngang, dọc).
Trả lời: Kiểm định thiết bị thẻ tuân theo cái danh mục máy móc, thiết bị được kiểm định theo nghị định 44 và từ nghị định 44 đã tra ra các loại mà thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt theo thông tư 36, nếu thấy hệ thống dây cứu sinh thì các bạn kiểm định, còn nếu không thì chỉ kiểm tra an toàn . Nhưng theo kinh nghiệm của tôi là hệ thống dây cứu sinh này không ai kiếm định cho các bạn vì nó không nằm trong 36 cái nhóm thiết bị kiểm định an toàn, nên thường chúng ta thấy kể cả nguyên hệ giàn giáo hoặc hệ dây cứu sinh này nó đảm bảo hay không? Nó phụ thuộc vào thiết kế thi công lắp đặt theo tiêu chuẩn của bình xây dựng .
Câu hỏi 6: Theo TT11/2020/BLĐTBXH ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Doanh nghiệp em (sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử) không nằm trong danh mục này. Tuy nhiê, trong quy trình sản xuất có một vài công việc nằm trong các nhóm nghề được đưa vào danh mục của TT11/2020 này.
Ví dụ: Vận hành máy chụp tia X (X-Ray) có trong danh mục nghề Y tế và Dược. Như vậy, làm thế nào hay dựa trên cơ sở/ pháp lý nào để những người làm các công việc này được hưởng các chế độ liên quan đến công việc nặng nhọc độc hại như bồi dưỡng bằng hiện vật, nghỉ phép, khám sức khỏe 6 tháng/ lần. Em xin cảm ơn ạ!
Trả lời: Trong cái phụ lục của thông tư 11 không có nhóm ngành nghề linh kiện điện tử , lắp ráp linh kiện điện tử, vậy chúng ta dùng nguyên tắc là tìm theo nghề.
Ví dụ: chụp X quang, chụp XTX thông tư 11 có rửa tráng phim X quang là một nghề , nó tương tự thì làm việc trong phòng kín thiếu sáng, căng thẳng, thị giác, tiếp xúc với chất độc… thì X quang này là thuộc về rửa phim, không phải sử dụng thiết bị X quang nên về cơ bản X quang không có nghề của DN mình tìm kiếm trong đây. Vậy để xem công nhân đó có thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không, DN buộc phải đo bức xạ X quang theo thông tư 29 , đây thuộc loại lọc bức xạ có hại, khi đạt tiêu chuẩn cho phép về X quang thì chúng ta là công việc bình thường Khám định kỳ 1 năm 1 lần., nếu vượt tiêu chuẩn cho phép về X quang thì chúng ta thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ khám sức khỏe 6 tháng một lần. Còn nếu mà nó đạt thì bình thường thì khám định kỳ 1 năm 1 lần.
Câu 7: Quy trình xúc rửa chai, lọ, phuy chứa hóa chất nguy hại?
Trả lời: quy trình súc rửa chai lọ chứa hóa chất nguy hại thì ở đây hóa chất nguy hại đã làm nhóm công việc nặng nhọc. Công việc yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn, thông tư số 06 công việc này là thuộc nhóm số 3 trong huấn luyện an toàn thì quy trình này được gọi là quy trình an toàn, bắt buộc các bạn phải biên soạn quy súc rửa.
Câu 8: Đối với phân nhóm huấn luyện theo NĐ44/2016: nhóm 4 là nhân viên không thuộc nhóm 12356, vậy đối với công nhân vận hành máy sản xuất công nghiệp không thuộc NV vận hành thiết bị nghiêm ngặt thì vẫn thuộc nhóm 4 hay phải chuyển qua nhóm 3? Vì hình tháy hoạt đọng của DN Công nhân vận hành máy sản xuất CN họ vẫn có nhiều mối nguy khi vận hành máy: điện, khí nén, thiết bị chuyển động, thậm chí là nâng hạ, sửa chửa xữ lý sự cố thiết bị v.v... mà chỉ được huấn luyện nhóm 4 thì không hợp lý. Nếu Chuyển sang học Nhóm 3 thì có được không?
Trả lời: đơn vị tư vấn sẽ cho DN hiểu rõ hơn. khi mà mình cho công nhân học nhóm 3, tức là họ đang học kỹ hơn nhóm 4. Khi mình phân vân không biết xếp vào nhóm 4 hay là nhóm 3 thì mình nên xếp vô nhóm 3.Và mình sẽ lấy cái yếu tố nguy cơ nào cao nhất để cho công nhân học.
Ví dụ: như máy điện nén khí, vận, thiết bị vận chuyển, thậm chí thiết bị nâng chẳng hạn. Họ làm những thao tác công việc này trong một cái đối tượng lao động mà họ không có chuyên môn về điện, họ cũng không chuyên về nâng thì mình thấy cái nào nguy hiểm nhất mình cho họ học. nhóm 3 trong đó, chúng ta nên làm như vậy, nếu mình đẩy họ xuống nhóm 4 thì học ít quá.Và họ mình không quản lý được và mình cũng phải cho công nhân ý thức là họ đang làm công việc nguy hiểm.