Việc Xây Nhà Có Cần Bản Vẽ Thiết Kế?
Việc Xây Nhà Có Cần Bản Vẽ Thiết Kế?
Bạn dự định xây nhà nhưng với chi phí hạn hẹp, bạn quyết định cắt bỏ một vài công đoạn để tiết kiệm chi phí và bỏ qua phần thiết kế kiến trúc cho công trình hoặc lấy bản vẽ đâu đó tương tự rồi áp dụng xây dựng cho công trình của mình. Rất nhiều khách hàng đã hỏi liệu xây nhà có nhất thiết phải có bản vẽ riêng? Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Bản vẽ thiết kế là gì?
Bản vẽ thiết kế kiến trúc là một bộ hồ sơ gồm nhiều bản vẽ liên quan đến công trình xây dựng. Bao gồm: bản vẽ phối cảnh, bản vẽ mặt cắt, bản vẽ mặt bằng công năng, bản vẽ móng, dầm, cột,... diễn giải hình dáng, chi tiết, kết cấu của ngôi nhà. Dựa trên bản vẽ, các KTS và đội ngũ thi công sẽ biết được mặt bằng bố trí, diện tích không gian, các tầng, quy cách, vật liệu xây dựng.
2. Xây nhà có nhất thiết phải có bản vẽ thiết kế riêng không?
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi xây nhà là có một hồ sơ thiết kế với đầy đủ các bản vẽ. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, cải tạo các công trình lớn nhỏ khác nhau, 5S Architect sẽ chỉ ra những hậu quả khi xây nhà không có bản vẽ thiết kế riêng mà cóp nhặt vẽ rồi tự áp dụng:
2.1 Sai kết cấu nhà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
Việc sưu tầm những bản vẽ thiết kế có sẵn rồi tự xây nhà theo những bản vẽ đó ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà như: lún, sụt móng, nứt, nghiêng tường, đổ sập toàn bộ ngôi nhà,...
- Khi làm móng nhà: Nếu như công trình trên nền đất cứng có thể làm những loại móng đơn giản, nhưng lại sử dụng bản vẽ kết cấu móng cho nền đất yếu, việc này khiến lãng phí rất nhiều vật liệu xây dựng, nhân công. Ngược lại, khi bạn xây dựng nhà trên nền đất yếu nhưng lại sử dụng bản vẽ thiết kế móng nhà trên nền đất cứng. Mới xây dựng xong bạn có thể thấy mọi thứ vẫn ổn, tuy nhiên chỉ được một khoảng thời gian ngôi nhà có thể lún cạnh không đều thậm chí có thể sập toàn bộ.
- Hệ chịu lực của ngôi nhà: bao gồm cột, kèo, tường,... nếu không được tính kỹ lưỡng về độ dày, kết cấu thép, bê tông có thể khiến tường nứt, đổ sau này.
2.3 Không có tính thẩm mỹ
Thêm một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng khi tự sưu tầm bản vẽ và tự xây dựng nhà đó là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Các phần được chắp ghép khiến tổng thể ngôi nhà không hài hòa, lỗi thời. Nhiều gia đình bị hệ thống điện quá tải, thừa hoặc thiếu khiến chủ nhà phải đi thêm đường dây nổi rối rắm làm cho ngôi nhà mất thẩm mỹ.
2.2 Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình
Ngôi nhà là nơi tất cả các thành viên dành hầu hết thời gian để sinh hoạt. Tuy nhiên, khi bạn tham khảo những thông tin ở những nguồn không uy tín hoặc cóp nhặt mỗi nơi một ít và tự xây dựng sẽ không đảm bảo được công năng của ngôi nhà.
Ví dụ: Việc không tính toán đến hướng nắng, hướng gió khiến cho toàn bộ ngôi nhà nóng bức, khó chịu.
Hoặc các phòng được bố trí không hợp lý, không đủ công năng, cửa đối diện nhau,... vừa bất tiện trong sinh hoạt vừa vi phạm những yếu tố phong thủy.
2.4 Phát sinh nhiều chi phí
- Trong quá trình thi công xây dựng: việc không có một bản vẽ thiết kế kiến trúc cụ thể, không có một kiến trúc sư tư vấn riêng cho công trình sẽ khiến phát sinh rất nhiều vấn đề về vật liệu xây dựng mà bạn không thể kiểm soát được. Thêm vào đó, các phần của ngôi nhà có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau, khi một bộ phận bị sai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận khác. Nếu bạn muốn sửa chữa lại sẽ vô cùng mất thời gian, công sức và tiền bạc. Nếu không sửa chữa mà cứ tiếp tục xây dựng trên những phần bị sai sẽ càng khiến công trình sai hơn và dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Sau khi xây dựng: Sau khi gia đình bạn chuyển vào sinh sống một thời gian, ngôi nhà bắt đầu xuất hiện những hiện tượng như: thấm, mốc tường, nứt, sụp móng, đổ sập,... và bạn bắt đầu lo lắng tìm kiếm giải pháp để sửa chữa. Lúc này chi phí tư vấn sửa chữa, chi phí cải tạo lại sẽ rất nhiều. Thậm chí ngôi nhà của bạn có khả năng không thể sửa chữa được và phải dỡ bỏ xây dựng lại hoàn toàn.