Quy Trình Thi Công Nhà Ở Sử Dụng Khung Kết Cấu Thép
Quy Trình Thi Công Nhà Ở Sử Dụng Khung Kết Cấu Thép
Nhà ở khung thép đã và đang trở thành một xu hướng mới trong ngành xây dựng. Với sự kết hợp giữa tính hiện đại và bền vững, nhà phố khung thép đang thu hút sự quan tâm của không ít người. Những công trình này không chỉ mang đến không gian sống tiện nghi và thoải mái, mà còn tạo ra một môi trường sống bền vững và thân thiện với môi trường.
1. Lập kế hoạch xây nhà
Lập kế hoạch xây nhà là việc cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành thi công. Có kế hoạch rõ ràng, gia chủ sẽ biết mình phải làm gì để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi. Kế hoạch xây nhà của bạn phải bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng nhà để ở, bán, cho thuê, hay kinh doanh
- Xác định diện tích và quy mô xây dựng: xây toàn bộ diện tích hay có sân, vườn. Xây bao nhiêu tầng, số phòng ngủ, phòng vệ sinh, các phòng chức năng… Kiểu kiến trúc hiện đại hay cổ điển… Mái bằng hay mái thái…
- Chuẩn bị ngân sách tài chính: Ngân sách hiện có bao nhiêu? Có thể tăng thêm trong trường hợp phát sinh kinh phí không? Tốt nhất là gia nên có phương án tăng ngân sách trong giới hạn cho phép để việc xây nhà diễn ra thuận lợi hơn, đề phòng những tình huống phát sinh. Khi đã chắc chắn về ngân sách tài chính, bạn có thể tiến hành dự trù kinh phí xây nhà.
Việc xây dựng nhà là việc làm kéo dài, có trường hợp gian chủ chỉ làm phần thô, xây trát là có thể về ở, còn hoàn thiện sơn, nội thất… sẽ làm sau nếu như chưa đủ kinh phí xây dựng, đây cũng là phương án hợp lý giải quyết nhu cầu trước mắt sau đó hoàn thiện dần.
2. Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng
Trước khi xây nhà mới, gia chủ phải có những kiến thức cơ bản về xây nhà và hiểu biết các thủ tục pháp lý. Xây nhà cần phải được sự cho phép của cơ quan chức năng mới có thể tiến hành thi công. Vì vậy, chủ đầu tư cần tìm hiểu thủ tục xin giấy phép xây dựng như: hồ sơ xin giấy phép gồm có những gì, xin ở đâu, lệ phí ra sao,…
Với những kiến thức cơ bản về xây nhà, gia chủ có thể tìm hiểu trên Internet, thông qua người quen hoặc trực tiếp đến văn phòng của nhà thầu để nhờ kiến trúc sư tư vấn, giải đáp thắc mắc. Thông thường, người xây nhà đều được tư vấn miễn phí.
3. Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng
Hiện nay nhiều gia chủ bỏ qua bước này để tiết kiệm chi phí tuy nhiên đây cũng là phần rất quan trọng cho việc xây dựng nhà. Gia chủ chỉ lên internet tìm mẫu nhà ưng ý rồi tự sắp xếp bố trí phòng theo ý mình muốn. Tuy nhiên khi vào sử dụng sẽ xảy ra các vấn đề như công năng phòng không được tối ưu gây lãng phí, phong thuỷ không tốt gây nên phiền toái không đáng có…
Kiến trúc sư sẽ lắng nghe các nhu cầu của gia chủ để tư vấn đưa ra giải pháp tốt nhất về kiến trúc, sơ đồ bố trí phòng chức năng, phong thuỷ, nội thất, vật liệu. Để gia chủ có thể hình dung được ngôi nhà của mình trong tương lai.
4. Chọn nhà thầu thi công
Sau khi đã có bản vẽ kiến trúc gia chủ lựa chọn nhà thầu thi công uy tín để thực hiện phần xây dựng cho ngôi nhà của mình. Từ bản vẽ kiến trúc, nhà thầu tính toán phần khung kết cấu thép, móng, xây dựng hoàn thiện, nội thất. Báo giá chi tiết cho gia chủ kinh phí để xây dựng ngôi nhà của mình.
Qua quá trình làm việc với nhà thầu, gia chủ sẽ có cái nhìn tổng quát và đánh giá được nhà thầu đó có uy tín hay không, có đáp ứng đúng nhu cầu của mình không để từ đó quyết định có kí kết hợp đồng thi công trọn gói hay không.
5. Xây dựng phần thô
Từ bản vẽ kiến trúc, nhà thầu sẽ thiết kế bản vẽ khung kết cấu thép sau đó đưa vào gia công khung kết cấu thép, từ đó tính toán được tải trọng công trình để thiết kế phần móng
- Phần xây dựng móng:
Xây móng là công đoạn đầu tiên, móng phải chắc thì mới cân bằng được những thứ còn lại. Móng nhà có nhiều loại: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… tuỳ thuộc vào số liệu khảo sát thực tế nền đất, địa chất, tải trọng công trình nhà thầu sẽ có phương án sử dựng loại móng nào.
khi thi công móng nhà thầu sẽ đặt bu lông móng cho việc lắp đặt kết cấu thép.
- Phần khung kết cấu thép:
Trong quá trình thi công móng cũng là lúc nhà thầu sản xuất gia công phần kết cấu thép, thời gian sản xuất kết cấu thép tuỳ thuộc vào độ khó và khối lượng công trình, quá trình gia công được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng sản phẩm, độ chính xác để khi lắp đặt không bị sai sót. Thường với các công trình dân dụng khối lượng kết cấu không nhiều, thời gian sản xuất khoảng 15 – 35 ngày.
Khi sản xuất xong khung kết cấu thép tại nhà máy, và kiểm tra phần móng đã đủ điều kiện để lắp dựng, nhà thầu sẽ vận chuyển kết cấu thép ra công trường tiến hành lắp dựng. trước khi xuất xưởng gia chủ có thể xuống nhà máy kiểm tra sản phẩm, xác nhận khối lượng kết cấu để minh bạch cho quá trình quyết toán về sau.
Lắp dựng kết cấu thép phải đảm bảo 3 yếu tố chính xác, nhanh chóng, an toàn. Công tác này sẽ mất từ 3 – 7 ngày, tuỳ thuộc vào khối lượng công trình, độ khó, mặt bằng thi công, thời tiết.
6. Phần hoàn thiện
Đây là việc cuối cùng cần kiểm tra để công trình có thể đi vào sử dụng và hoàn công nhà. Gia chủ cần kiểm tra toàn bộ ngôi nhà xem có sai sót gì so với bản vẽ hay có vấn đề cần giải quyết không, tính toán các chi phí phát sinh và quyết toán chi phí cho nhà thầu xây dựng.